Diễn Đàn Trường Trung Học Phổ Thông Thuận Hưng
THPT Thuận Hưng- Hãy để thế giới biết đến bạn.
Chào mừng bạn đến với diễn đàn THPT Thuận Hưng,Để sử dụng tốt nhất những tiện ích bạn hãy đăng ký làm một thành viên để hưởng những chế độ ưu đãi khi tham gia gửi bài cho diễn đàn. Cám ơn đã đến với chúng tôi.
Diễn Đàn Trường Trung Học Phổ Thông Thuận Hưng
THPT Thuận Hưng- Hãy để thế giới biết đến bạn.
Chào mừng bạn đến với diễn đàn THPT Thuận Hưng,Để sử dụng tốt nhất những tiện ích bạn hãy đăng ký làm một thành viên để hưởng những chế độ ưu đãi khi tham gia gửi bài cho diễn đàn. Cám ơn đã đến với chúng tôi.
Diễn Đàn Trường Trung Học Phổ Thông Thuận Hưng
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Diễn Đàn Trường Trung Học Phổ Thông Thuận Hưng

Chúc Các Bạn Khối Lớp 12 Thi Đậu Tốt Nghiệp 100%
 
Trang ChínhLatest imagesTìm kiếmĐăng kýĐăng Nhập
Bài Viết Mới Nhất
» game đua xe, bắn trứng khủng long, đào vàng ... cho android
by dpbnamdinhnt 2/9/2014, 15:36

» thơ hay: bài thơ đôi dép
by dpbnamdinhnt 2/9/2014, 15:35

» Tiên Hiệp 3 - P.Bản Bách Luyện Thành Tiên
by lehoaiphong92 10/2/2013, 10:30

» Đào Tạo Trung Cấp Chất Lượng Cao Tại Trường TC CNTT Sài Gòn
by tuyensinhsitc 7/6/2013, 14:43

» game java dành cho mobile cực hay đây!!!!
by susu88 5/23/2013, 11:30

Similar topics


Phân tích bài thơ Việt BắcXem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down
1/4/2011, 13:22
Phân tích bài thơ Việt Bắc Bgavatar_06
Phân tích bài thơ Việt Bắc Bgavatar_01Phân tích bài thơ Việt Bắc Bgavatar_02_newsPhân tích bài thơ Việt Bắc Bgavatar_03
Phân tích bài thơ Việt Bắc Bgavatar_04_newZeedzPhân tích bài thơ Việt Bắc Bgavatar_06_news
Phân tích bài thơ Việt Bắc Bgavatar_07Phân tích bài thơ Việt Bắc Bgavatar_08_newsPhân tích bài thơ Việt Bắc Bgavatar_09
Zeedz
Trưởng Tổ Toán
Trưởng Tổ Toán
Tổng số bài gửi Tổng số bài gửi : 8
Điểm Cấp Bậc Điểm Cấp Bậc : 24
Được Cám Ơn Được Cám Ơn : 0
Tham gia Tham gia : 30/12/2010

Phân tích bài thơ Việt Bắc Vide

Bài gửiTiêu đề: Phân tích bài thơ Việt Bắc

Nguồn : Http://www.thuanhung.forum-viet.com/t64-topic

Tiêu Đề : Phân tích bài thơ Việt Bắc

thuanhung.forum-viet.com- THPT Thuận Hưng Online

--------------------------------------------------
TÍNH NHẠC TRONG BÀI THƠ VIỆT BẮC CỦA TỐ HỮU - MỘT BIỂU HIỆN CỦA NGHỆ THUẬT ĐẬM ĐÀ TÍNH DÂN TỘC

1. Giới thiệu bài thơ Việt Bắc:
Bài thơ Việt Bắc là đỉnh cao của thơ Tố Hữu và cũng là thành tựu xuất sắc của thơ ca kháng chiến chống Pháp. Bài thơ ra đời nhân một sự kiện lịch sử: Tháng 10 năm 1954, những người kháng chiến rời căn cứ miền núi trở về miền xuôi, Trung ương Đảng và chính phủ rời chiến khu Việt Bắc về lại Thủ đô Hà Nội. Từ điểm xuất phát ấy, bài thơ ngược về quá khứ để tưởng nhớ một thời cách mạng và kháng chiến gian khổ mà hào hùng, để nói lên nghĩa tình gắn bó thắm thiết với Việt Bắc, với Đảng và Bác Hồ, với đất nước và nhân dân… Tất cả là nguồn sức mạnh tinh thần to lớn để dân tộc ta vững vàng tiếp bước trên con đường cánh mạng. Nội dung ấy được thể hiện bằng hình thức đậm tính dân tộc. Vì thế, bài thơ tiêu biểu cho phong cánh thơ Tố Hữu.
Bài thơ gồm 150 câu thơ lục bát với bố cuc hai phần: phần đầu tái hiện những kỉ niệm cách mạng và kháng chiến; phần sau gợi viễn cảnh tươi sáng của đất nước và ngợi ca công ơn của Đảng và Bác Hồ đối với dân tộc. Đoạn trích trong sách giáo khoa Ngữ văn 12 thuộc phần đầu của tác phẩm.
Có thể coi Việt Bắc là khúc tình ca và cũng là khúc hùng ca về cách mạng, về cuộc kháng chiến và con người kháng chiến mà cội nguồn sâu xa của nó là tình yêu quê hương đất nước, là niềm tự hào về sức mạnh của nhân dân, là truyền thống ân nghĩa, đạo lí thuỷ chung của dân tộc Việt Nam
Vì lẽ đó, bài thơ đã đánh dấu bước trưởng thành của thơ Tố Hữu, thơ ông đã đi vào chiều sâu của tâm hồn, vừa đắm say nồng nàn, vừa tha thiết đằm sâu. Có thể nói, Việt Bắc là bài thơ kết tinh tính dân tộc một cách cao độ của thơ Tố Hữu. Một trong những biểu hiện tạo nên tính dân tộc ấy chính là tính nhạc của nó.
2. Một số biểu hiện ở phương diện hình thức:
Trong bài thơ Việt Bắc, biểu hiện của tính nhạc một cách rõ nét nhất là ở phương diện tổ chức ngôn ngữ: ở thể thơ, cách dùng từ đặt câu, ở thanh điệu, vần điệu, nhịp điệu, ở phép điệp, phép đối, phép luyến láy,v.v…Điều đó tạo nên một hợp âm đa thanh mà ở câu thơ, đoạn thơ nào cũng được thể hiện rất phong phú và sinh động. Giáo sư Trần Đình Sử cho rằng: “Thơ Tố Hữu là thơ âm vang, âm vang của giọng điệu hoà với âm vang của luyến láy”.
2.1. Sử dụng thể thơ lục bát:
Việt Bắc là bài thơ thể hiện rất nhuần nhị thể thơ lục bát. Đây là thể thơ được sử dụng khá phổ biến trong ca dao, dân ca. Một thể thơ mà không người dân Việt Nam nào trong cuộc đời mình lại không ngâm nga hay sang tác một đôi câu để thể hiện tình cảm, cảm xúc của mình trước hiện thực cuộc sống. Một thể thơ với cấu tạo khá đơn giản từ cách hiệp vần đến luật bằng trắc của nó. Câu thơ nhịp nhàng trên sáu dưới tám với việc sử dụng ngôn từ hết sức bìng dị nhưng cũng rất điêu luyện đã tạo nên nhạc điệu du dương như lời ru của mẹ. Ta hãy đọc một vài câu thơ để thấy rõ điều đó:

Mình về mình có nhớ ta

Mười lăm năm ấy thiết tha mặn nồng

Mình về mình có nhớ không

Nhìn cây nhớ núi nhìn sông nhớ nguồn
Rõ ràng, âm hưởng ca dao khiến chúng ta thấy thơ Tố Hữu có cái gì đó rất gần đối với mỗi chúng ta, ai đó cũng có thể ngâm hoặc hát lên một đoạn nào đó trong thơ ông. “Việt Bắc” lại càng như thế. Chính thể thơ dân tộc đã tạo nên âm hưởng ấy. Nhạc điệu trong thơ dễ khiến chúng ta xao động tâm hồn
2.2. Việc sử dụng cặp từ “mình- ta”:
Ấn tượng nhất trong bài thơ là nhà thơ đã sử dụng cặp từ “mình-ta” là hai đại từ được sử dụng nhiều trong thơ ca dân gian. “Mình” và “ta” là những đại từ nhân xưng ngôi thứ nhất và ngôi thứ hai, nó chuyển hoá, hoán đổi cho nhau hết sức linh hoạt và cũng thật nhuần nhị. Nó toát lên được cái hương vị nồng đượm của thơ ca dân gian. Và đây là sự đối đáp của nhân vật trữ tình trong thơ:

- Mình đi, mình có nhớ mình

Tân Trào, Hồng Thái mái đình cây đa

- Mình đi, mình lại nhớ mình

Nguồn bao nhiêu nước nghĩa tình bấy nhiêu
“Mình” ở đây là “ta” (ngôi thứ nhất) rồi chuyển sang “mình” (ngôi thứ hai). Nó còn là từ để chỉ số nhiều,là đất nước và con người Việt Bắc trong cuộc đối thoại giữa hai người. Như vậy, “mình” ở đây còn là ngôi thứ ba nữa. Nhiều khi ta khó phân biệt đâu là “mình”, đâu là “ta”. “Mình” có thể là “mình” nhưng cũng có thể là “ta”: “Ta với mình tuy hai mà một”. Đó chính là sự gắn bó keo sơn khó tách rời, luôn song hành đi đôi với nhau trong mọi lúc , mọi nơi, mọi hoàn cảnh, nghĩa là sướng khổ vui buồn cùng có nhau.
Cũng trong cách sử dụng từ như vậy với cặp từ “đi” và “về”. Đây là hai từ có nghĩa biểu vật khác nhau nhưng xét trong hoàn cảnh ở bài thơ này thì nó lại có cùng ý nghĩa, đó là biểu thị sự di chuyển từ chiến khu Việt Bắc trở về Thủ đô Hà Nội. Và như vậy người cán bộ cách mạng “đi” cũng có nghĩa là “về”. Đọc những câu thơ sau ta sẽ thấy được điều đó:

- Mình về mình có nhớ ta

- Mình đi có nhớ những ngày

- Mình về rừng núi nhớ ai

- Mình đi mình có nhớ mình

- Ta về mình có nhớ ta
2.3. Sử dụng điệp từ :
Một trong những thủ pháp mà Tố Hữu thường hay sử dụng nhằm tăng hiệu quả của nhạc điệu là sự trùng điệp của ngôn ngữ thơ. Điệp từ “nhớ” được lặp lại rất nhiều lần để biểu đạt nỗi nhớ da diết của kẻ ở người đi.
Bên cạnh đó, từ “nhớ” thường đi cặp với “còn nhớ” hay “có nhớ” như muốn nhắn gửi kẻ ở người đi hãy luôn giữ trong tiềm thức của mình những kỉ niệm sâu sắc không thể tàn phai trong mười lăm năm ấy.
Đây là lời nhắn nhủ của người ở lại đối với người ra đi:

- Mình đi, có nhớ những ngày

Mưa nguồn suối lũ những mây cùng mù

Mình về, có nhớ chiến khu

Miếng cơm chấm muối, mối thù nặng vai

… Mình về, còn nhớ núi non

Nhớ khi kháng Nhật, thuở còn Việt Minh
Còn đây lại là lời của người ra đi đối với người ở lại:

- Mình đi , mình lại nhớ mình

Nguồn bao nhiêu nước, nghĩa tình bấy nhiêu…
Điều đó cho thấy nỗi nhớ ở đây được trải dài triền miên từ hiện thực đến tâm tưởng trong mọi không gian và thời gian. Sự trùng điệp ấy còn tạo nên sự kết dính giữa các dòng thơ nối liền mạch cảm xúc. Quả thực, cách dùng từ của Tố Hữu tưởng như tuỳ tiện vô thưởng vô phạt nhưng hiệu quả biểu đạt của nó là rất rõ ràng. Thế mới thấy tài thơ của ông điêu luyện đến mức nào
2.4. Sử dụng phép luyến láy :
Không chỉ vậy, nhà thơ còn sử dụng nhiều từ luyến láy tượng thanh, tượng hình, để làm tăng thêm nhạc tính cho thơ. Đó chính là những từ tạo nên giá trị của nhạc điệu một cách cao nhất. Láy ở đây bao gồm láy hoàn toàn, láy âm, láy vần. Mỗi kiểu láy biểu thị một trạng thái cảm xúc khác nhau của nhân vật trữ tình.
Để diễn tả sự lưu luyến bịn rịn, nhà thơ viết:
Bâng khuâng trong dạ, bồn chồn bước đi
Để diễn tả khí thế hào hùng của đoàn quân ra trận nhà thơ lại viết:

- Mênh mông bốn mặt sương mù

- Nghìn đêm thăm thẳm sương dày

- Đêm đêm rầm rập như là đất rung

Quân đi điệp điệp trùng trùng

Ánh sao đầu sung bạn cùng mũ nan
Các từ láy: mênh mông, thăm thẳm, rầm rập, điệp điệp, trùng trùng vừa cho ta thấy được cái không gian bao la, cái heo hút nơi núi rừng nhưng những người lính “quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh” vẫn hăng hái hành quân xông pha giữa trận tiền. Đó chính là tình quân dân cá nước gắn bó keo sơn mà tạo nên sức mạnh kì vĩ lớn lao. Có lẽ, điều đó đã tạo nên niềm vui của chiến thắng.
2.5. Sử dụng phép đối :
Tố Hữu cũng rất quan tâm đến sự cân đối trong thơ. Vì sự cân đối không chỉ biểu đạt được ý tưởng một cách trọn vẹn mà còn tạo nên tính nhạc nhất định cho thơ. Ngoài việc sử dụng thể thơ lục bát, nhịp thơ tương đối đều, hài hoà cân xứng thì việc sử dụng hình thức đối đáp là một phương thức thể hiện mới mẻ tạo cho thơ một giọng điệu gần gũi, bình dị mà đem lại hiệu quả nghệ thuật cao. Hình thức đối đáp được thể hiện trong từng đoạn thơ và cả ở những câu thơ
Và đây là sự cân đối trong từng câu thơ:
- Trám bùi để rụng // măng mai để già

- Hắt hiu lau xám // đậm đà lòng son

- Tân Trào / Hồng Thái // mái đình / cây đa
Nhịp thơ 4/4 hoặc 2/2/2/2 đều đặn hết sức cân đối như là sự biểu hiện của nhịp tâm hồn : sự thuỷ chung, trước sau như một, không bao giờ thay lòng đổi dạ.
Nhịp thơ ở đây được thể hiện một cách linh hoạt như lời tâm sự thủ thỉ thông thường , tạo nên “thơ trữ tình điệu nói”. Đó là nhịp của cuộc sống chiến đấu, lao động sản xuất với sự phong phú đa dạng của hiện thực cuộc sống
Phối hợp với nhịp điệu, nhà thơ còn sử dụng vần điệu, thanh điệu trong thơ một cách nhịp nhàng hài hoà để tạo nên sự trầm bổng cho thơ.
3. Một vài biểu hiện ở phương diện nội dung :
Nhưng trên tất cả , nói đến nhạc điệu trong thơ trước hết phải nói đến nhạc điệu tâm hồn nhà thơ. Nhạc điệu tâm hồn là thứ nhạc bên trong rất dễ nhận thức, dễ cảm thụ nhưng lại khó nắm bắt và nói ra cho rõ ràng. Giáo sư Hà Minh Đức nhận xét : “Thơ Tố Hữu phong phú nhạc điệu, một thứ nhạc giàu có tự bên trong của tâm hồn hoà với nhạc điệu lôi cuốn của đời sống”. Hiện thực đời sống trong bài thơ là hiện thực cách mạng, là cuộc chiến đấu gian nan và anh dũng của đất nước, của dân tộc từ “Cao-Lạng” đến “Đồng Tháp”, trải dài trên cả đất nước Việt Nam. Bằng tình cảm yêu mến, trân trọng đầy cảm phục, Tố Hữu đã ca ngợi vẻ đẹp lung linh ngời sángcủa cả đất nước và con người Việt Nam nói chung. Đó là những lời trò chuyện tâm tình được phát ra từ một tấm lòng chân thành nhất, mến yêu nhất, là điệu tâm hồn của nhà thơ vậy .Vì vậy, giáo sư Trần Đình Sử coi đó là những vần thơ “trữ tình điệu nói”. Đọc những vần thơ của Tố Hữu ta có cảm giác âm nhạc đang ngân lên từ trong lòng người vậy. Đoạn thơ sau đây thể hiện rất rõ điều đó:

“ Ta về mình có nhớ ta

Ta về ta nhớ những hoa cùng người

Rừng xanh hoa chuối đỏ tươi

Đèo cao nắng ánh dao gài thắt lưng

Ngày xuân mơ nở trắng rừng

Nhớ người đan nón chuốt từng sợi giang

Ve kêu rừng phách đổ vàng

Nhớ cô em gái hái măng một mình

Rừng thu trăng rọi hoà bình

Nhớ ai tiếng hát ân tình thuỷ chung”
Có thể coi đây là đoạn thơ hay nhất trong bài thơ. Đoạn thơ đã lột tả được vẻ đẹp hoà quyện giữa thiên nhiên và con người Việt Bắc. Ở đó, bức tranh bốn mùa được thể hiện một cách đặc trưng và rất sinh động. Hình ảnh “cô em gái” được đặt trên cái nền cánh rừng Việt Bắc với vẻ đẹp mĩ lệ của sự hăng say lao động và tình yêu tha thiết đối với quê hương đất nước. Ở đây, nhà thơ đã ca ngợi mối tình thuỷ chung của con người Việt Bắc với mảnh đất chiến khu, với đồng bào chiến sĩ và cán bộ cách mạng. Và, cái đọng lại sâu sắc nhất, lâu bền nhất và có sức rung động sâu xa trong lòng người đọc có lẽ là tiếng hát “ân tình thuỷ chung” ấy. Đó là tiếng hát có tính đa chiều , đa phương diện của những đối tượng được trhể hiện ttrong bài thơ: đồng bào Việt Bắc, người chiến sĩ cách mạng, Đảng-Bác Hồ…Tiếng hát ân tình ấy cũng chính là tình cảm có trước có sau “ăn quả nhớ kẻ trồng cây”- một truyền thống quý báu của dân tộc Việt Nam.Tình cảm ấy thật đáng quý, đáng trân trọng biết bao. Tố Hữu cũng đã từng nhận xét: “Bài thơ hay làm cho người ta không còn thấy câu thơ, chỉ còn cảm thấy tình người. Quên rằng đó là tiếng nói của ai, người ta thấy nó như là tiềng ca từ trong lòng mình, như là của mình vậy”
Có thể nói, trong bài thơ Việt Bắc, Tố Hữu đã sử dụng rất nhiều các thủ pháp nghệ thuật để tạo nên tính nhạc cho thơ. Sự phong phú, đa dạng, hồn nhiên của nhạc thơ Tố Hữu đã phản ánh sự phong phú, đa dạng, hồn nhiên trong hồn thơ ông. Thơ Tố Hữu giàu nhạc điệu trước hết là do Tố Hữu giàu tâm hồn. Một thứ nhạc như thế của thơ làm sao có thể không ngân rung mãi trong lòng người, không quyến rũ lòng người, không đi thẳng vào trái tim của đông đảo quần chúng nhân dân ?!


Copy đường link dưới đây gửi đến nick yahoo bạn bè!



Phân tích bài thơ Việt Bắc

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang
Trang 1 trong tổng số 1 trang
* Viết tiếng Việt có dấu, là tôn trọng người đọc.
* Chia sẻ bài sưu tầm có ghi rõ nguồn, là tôn trọng người viết.
* Thực hiện những điều trên, là tôn trọng chính mình.
-Nếu chèn smilies có vấn đề thì bấm A/a trên phải khung viết bài
Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
Diễn Đàn Trường Trung Học Phổ Thông Thuận Hưng :: Góc học tập :: Khối lớp 12 :: Môn Ngữ Văn-